• http://www.axi.com/int
  • http://www.axi.com/eu
  • http://www.axi.com/uk
  • http://www.axi.com/au
  • http://www.axi.group/ar-ae
  • http://www.axi.group/en-ae
  • /cn
  • http://www.axi.com/es-mx
  • http://www.axi.com/fr-ma
  • http://www.edge-cn.co/id
  • http://www.axi.com/it-ch
  • http://www.axi.com/kr
  • http://www.axi.com/pt
  • http://www.axi.com/th
  • http://www.axi.com/tw
  • http://www.axi-global.com/vn
  • http://www.axi.com/zh-au
  • http://www.axi.com/jp
  • http://www.axi.com/za
  • http://www.solarisih.com/vu
  • /chn

Giao dịch chỉ số là gì và làm thế nào để giao dịch chỉ số?

Indices /
Milan Cutkovic

Chỉ số là gì?

Chỉ số là một cách để đo lường hiệu suất của một nhóm tài sản. Trong giao dịch, chỉ số liên quan đến các công ty đại chúng và giá cổ phiếu của họ.

Một trong những chỉ số hoạt động tốt nhất và được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới là chỉ số Dow Jones. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) theo dõi hiệu suất tổng thể của 30 công ty lớn nhất ở Mỹ. Nếu giá trung bình của 30 công ty tăng lên thì DJIA cũng tăng lên. Nếu giá trung bình của 30 công ty giảm xuống thì DJIA cũng giảm xuống.

Thị trường chỉ số là gì?

Thị trường chỉ số là nơi các chỉ số và các sản phẩm tài chính liên quan được giao dịch. Thị trường này gồm các nhóm chỉ số riêng lẻ có hiệu suất cao nhất từ các quốc gia khác nhau và đại diện cho các lĩnh vực khác nhau.

Sau đây là danh sách các chỉ số phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó có nhiều công ty có cổ phiếu “blue-chip”. Các công ty blue-chip thường là những công ty được thành lập lâu đời, được coi là dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực của mình và có giá trị vốn hóa thị trường lên tới hàng tỷ đô la Mỹ.

  • Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones: Một trong những chỉ số cổ phiếu hàng đầu của Hoa Kỳ, gồm 30 công ty lớn được niêm yết tại Hoa Kỳ.
  • S&P 500: Chỉ số chứng khoán nổi tiếng nhất nước Mỹ, gồm 500 công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ.
  • EURO STOXX 50: Đại diện cho 50 công ty blue-chip được niêm yết trong Khối Châu Âu. EURO STOXX 50 có thể được coi là phiên bản của chỉ số Dow Jones tại Khối Châu Âu.
  • Nasdaq 100: Một trong những chỉ số được theo dõi nhiều nhất thế giới, gồm hầu hết các chỉ số nặng ký trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có cái tên là Nasdaq 100 nhưng thực ra chỉ số này có 101 cổ phiếu từ 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên NASDAQ.
  • FTSE 100: Một chỉ số đại diện cho 100 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London với mức vốn hóa thị trường lớn nhất.
  • DAX 40: Chỉ số cổ phiếu quan trọng nhất nước Đức, gồm 40 công ty blue-chip lớn được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt.
  • CAC 40: Một chỉ số đại diện cho 40 công ty blue-chip lớn được niêm yết trên Euronext Paris.
  • Nikkei 225: Chỉ số cổ phiếu hàng đầu của Nhật Bản. Đây là chỉ số tính theo trọng số giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của 225 công ty lớn được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE).
  • Hang Seng: Theo dõi hiệu quả hoạt động của 73 công ty lớn được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.
  • ASX 200: Một chỉ số chuẩn cho thị trường cổ phiếu nước Úc. ASX 200 gồm 200 cổ phiếu lớn nhất về vốn hóa thị trường được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Úc.

Giao dịch chỉ số là gì?

Giao dịch chỉ số là hoạt động mua và bán một chỉ số cụ thể trên thị trường cổ phiếu. Các nhà giao dịch sẽ suy đoán xem giá của một chỉ số sẽ tăng lên hay giảm xuống, sau đó xác định xem mình sẽ mua hay bán.

Bạn cần hiểu rằng chỉ số chỉ đại diện cho hiệu suất của một nhóm cổ phiếu. Giao dịch chỉ số không có nghĩa là mua bất kỳ cổ phiếu cơ sổ thực tế nào để sở hữu. Thay vào đó, bạn giao dịch theo hiệu suất trung bình hoặc biến động giá của nhóm cổ phiếu đó. Khi giá cổ phiếu của các công ty trong một chỉ số tăng lên, giá trị của chỉ số đó cũng tăng lên. Nhưng nếu giá giảm, giá trị của chỉ số sẽ giảm xuống.

Để hiểu giao dịch chỉ số là gì, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố đằng sau sự biến động giá.

Biến động giá chỉ số chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Giá sẽ giảm xuống trong thời kỳ bất ổn, khiến nền kinh tế của quốc gia liên quan bị suy yếu. Sau đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của một chỉ số:

  • Tin tức toàn cầu: Các sự kiện như thiên tai, đại dịch, bất ổn chính trị, xung đột và chiến tranh đều có thể tác động lớn đến các chỉ số. Các sự kiện này có thể chỉ diễn ra ở một quốc gia (ví dụ như động đất ở Nhật Bản) hoặc có thể có tác động toàn cầu (ví dụ: chiến tranh giữa hai quốc gia trở lên).
  • Tin tức kinh tế: Các sự kiện và cuộc họp kinh tế, chẳng hạn như quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương, bảng lương phi nông nghiệp, thỏa thuận thương mại và các chỉ số việc làm có thể có tác động lớn đến các chỉ số. Một số tin tức có thể chỉ dành riêng cho một chỉ số; ví dụ như số lượng việc làm ở Vương quốc Anh sẽ tác động chủ yếu đến FTSE 100 (chỉ số cổ phiếu chính của Anh). Các sự kiện khác như cuộc họp của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể tác động đến các chỉ số trên toàn thế giới vì USD là đồng tiền thống trị toàn cầu.
  • Điều chỉnh chỉ số: Khi cổ phiếu của một công ty được thêm hoặc xóa khỏi chỉ số cổ phiếu, giá của chỉ số đó có thể bị tác động. Nhìn chung, điều chỉnh chỉ số sẽ có lợi cho các nhà đầu tư vì nó đảm bảo chỉ số đó chỉ bao gồm những công ty liên quan. Ví dụ như công ty nhiếp ảnh nổi tiếng một thời Kodak. Kodak nằm trong cả chỉ số Dow Jones 30 và S&P 500 trong một khoảng thời gian dài nhưng cuối cùng đã bị loại khỏi cả hai chỉ số khi Kodak vẫn gặp khó khăn và giảm vốn hóa thị trường.
  • Tin tức công ty: Kết quả thu nhập, sáp nhập và mua lại, thay đổi ban lãnh đạo và các tin tức quan trọng khác của một công ty đều có thể ảnh hưởng đến chỉ số của công ty đó. Tỷ trọng của công ty càng cao thì tác động của tin tức lên chỉ số càng lớn. Ví dụ, việc Apple công bố số liệu thu nhập tốt hơn nhiều so với dự đoán sẽ có tác động tích cực đến cả S&P 500 và NASDAQ 100.

 

Giao dịch chỉ số hoạt động như thế nào?

Giao dịch chỉ số trực tuyến gồm hai loại chính: CFD “tiền mặt” chỉ số và CFD “hợp đồng tương lai” chỉ số. Sự khác biệt chính giữa thị trường tiền mặt và thị trường hợp đồng tương lai là thị trường tiền mặt không có ngày hết hạn. Còn thị trường hợp đồng tương lai sẽ có ngày hết hạn, thường được gọi là “đáo hạn”. Hợp đồng tương lai thực chất là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về mức giá mà người mua sẽ phải trả vào một ngày nhất định trong tương lai.

Có hai loại chỉ số chính mà bạn có thể giao dịch:

  • CFD tiền mặt chỉ số: Với chênh lệch thấp hơn dựa trên giá giao ngay, chỉ số tiền mặt phù hợp hơn với các nhà giao dịch ngắn hạn. Các nhà giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch) tiền mặt thường tránh giữ lệnh qua đêm để tránh phải trả phí qua đêm và sẽ mở lại giao dịch vào ngày hôm sau.
  • CFD hợp đồng tương lai chỉ số: Với hợp đồng dựa trên giá giao hàng trong tương lai, các nhà giao dịch trung và dài hạn sẽ thích giao dịch CFD hợp đồng tương lai chỉ số hơn. Lý do là vì loại giao dịch này không phát sinh phí qua đêm.

Ví dụ về giao dịch CFD chỉ số:

Giả sử FTSE hiện đang giao dịch ở mức 6659,97.

Các chỉ báo kỹ thuật của bạn cho thấy dấu hiệu vào lệnh với niềm tin rằng thị trường đang có tâm lý tích cực đối với FTSE và bạn quyết định mua một lô. Quy mô lệnh này sẽ có lời hoặc lỗ 1 USD cho mỗi điểm biến động giá.

Hai ngày sau, đúng như bạn dự đoán, FTSE đã tăng giá và đang giao dịch ở mức 6701,97. Lúc này, lợi nhuận của bạn được tính bằng cách lấy giá đóng cửa trừ đi giá mở cửa:

(6701,97 - 6659,97) x 1 USD = 42 USD.

Lưu ý: Trong ví dụ trên, lời và lỗ được tính bằng đơn vị tiền tệ của khu vực gắn với chỉ số. Tuy nhiên, với hầu hết các nhà môi giới, lời và lỗ sẽ tự động được chuyển đổi sang loại tiền tệ trong tài khoản của họ theo thời gian thực, dựa trên tỷ giá hối đoái hiện tại.

Đâu là thời điểm tốt nhất để giao dịch chỉ số?

Trong một tuần giao dịch, sẽ có những lúc khối lượng và giá thị trường thường sôi động hơn, đó là khi thị trường phản ánh tất cả các tin tức và sự kiện diễn ra kể từ khi đóng cửa phiên giao dịch trước đó. Đối với các nhà giao dịch có kinh nghiệm, khoảng thời gian từ 9:30 đến 10:30 sáng theo giờ ET được coi là một trong những khung giờ giao dịch tốt nhất trong ngày. Lý do là vì khung giờ này thường có những biến động giá mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất.

Bạn cũng nên lưu ý rằng các chỉ số khác nhau sẽ được giao dịch vào những thời điểm khác nhau, tùy theo từng sàn giao dịch. Nếu bạn là người mới làm quen với giao dịch, bạn có thể cân nhắc tránh giao dịch trong những giờ này, bởi mức độ biến động cao có thể gây ra biến động giá nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là thời điểm lý tưởng để bạn học hỏi bằng cách quan sát và phân tích hành vi thị trường.

Thời gian tốt nhất để giao dịch chỉ là khi thị trường mở cửa ở các múi giờ khác nhau. Vì thị trường chỉ số không hoạt động liên tục như thị trường tiền tệ nên bạn phải chọn thời điểm tốt nhất để mở giao dịch.

 

Tại sao bạn nên giao dịch chỉ số?

Các chỉ số mang đến nhiều cơ hội giao dịch theo hướng của thị trường cổ phiếu nói chung.

Ví dụ, nếu bạn dự đoán nền kinh tế Mỹ sắp suy thoái và thị trường cổ phiếu nội địa sẽ sụt giảm thì việc vào các lệnh bán đối với nhiều cổ phiếu riêng lẻ sẽ là một cách đầu tư không hiệu quả, bất tiện và tốn kém. Thay vào đó, bạn có thể đặt một lệnh bán CFD đối với chỉ số Dow Jones 30 và kiếm lời từ bất kỳ sự suy giảm nào có thể xảy ra của chỉ số này.

Chỉ số cũng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Bạn có thể chỉ thích giao dịch một loại tài sản (chẳng hạn như ngoại hối), nhưng nếu bạn thấy chiến lược của bạn không còn hiệu quả nữa, chẳng hạn như do thiếu biến động, thì đó có thể là cơ hội để bạn thử nghiệm chiến lược với các sản phẩm khác.

Chỉ số có tính thanh khoản cao, nghĩa là chúng phù hợp cho cả giao dịch ngắn hạn và dài hạn.

 

Cách giao dịch chỉ số

Bất kỳ ai có kết nối internet và máy tính hay điện thoại thông minh đều có thể tiếp cận chỉ số. Giao dịch chỉ số hoạt động năm ngày/tuần và chỉ cần một số vốn nhỏ để bắt đầu giao dịch. Sau đây là hướng dẫn nhanh từng bước về cách giao dịch chỉ số:

  1. Chọn một nhà môi giới uy tín: Hãy tìm một nhà môi giới có giấy phép, được quản lý, có uy tín trên thị trường và có đầy đủ các chỉ số mà bạn muốn giao dịch.
  2. Mở tài khoản giao dịch: Sau khi chọn nhà môi giới, bạn phải mở một tài khoản giao dịch. Quy trình này rất đơn giản và không mất chi phí nào cả. Xin lưu ý, các nhà môi giới uy tín sẽ yêu cầu bạn xác minh danh tính của mình để đảm bảo bảo mật và chống gian lận.
  3. Nạp tiền vào tài khoản: Sau khi xác minh tài khoản, bạn sẽ phải nạp tiền để giao dịch. Hầu hết các nhà môi giới đều cho phép bạn nạp tiền bằng các loại tiền tệ phổ biến như USD, EUR và GBP.
  4. Chọn chỉ số để giao dịch: Sau khi nạp tiền vào tài khoản, bạn có thể chọn chỉ số bạn muốn giao dịch. Các công cụ phổ biến bao gồm Dow Jones 30, S&P 500, DAX 40 và FTSE 100.
  5. Xác định chiến lược giao dịch của bạn: Trước khi đặt một lệnh giao dịch, bạn phải quyết định chiến lược giao dịch của mình. Nghĩa là bạn phải quyết định số tiền mình muốn đầu tư, đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời, cũng như xác định khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Bạn cũng nên cân nhắc xem bạn có thể chấp nhận thua lỗ từng nào nếu lệnh giao dịch không như ý muốn.
  6. Đặt lệnh giao dịch: Sau khi quyết định chiến lược giao dịch, bạn có thể đặt lệnh giao dịch. Khi đặt lệnh, bạn cần chọn số tiền mình muốn đầu tư, chọn hướng giao dịch (mua hay bán) và đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời.
  7. Theo dõi lệnh giao dịch của bạn: Sau khi đặt lệnh giao dịch, bạn cần theo dõi lệnh để đảm bảo lệnh đạt hiệu quả như dự tính. Bạn có thể đóng lệnh giao dịch bất kỳ lúc nào để chốt lời hoặc hạn chế lỗ.

Nhìn chung, nếu bạn mới làm quen với giao dịch chỉ số, bạn phải tự tìm hiểu về cách thức hoạt động của thị trường và những rủi ro liên quan. Bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc bắt đầu đầu tư với một số tiền nhỏ mà bạn sẵn sàng mất đi nếu giao dịch không như ý muốn.

 

Ưu điểm của giao dịch chỉ số

Có một vài lý do khiến chỉ số vẫn rất phổ biến với những nhà giao dịch mới làm quen và các nhà đầu tư có kinh nghiệm nhiều năm. Các yếu tố này bao gồm:

  • Tiếp cận thị trường rộng rãi: Chỉ số giao dịch cho phép bạn tiếp cận nhiều giỏ cổ phiếu hoặc tài sản đa dạng, cho cái nhìn tổng quan về thị trường tổng thể hoặc một lĩnh vực cụ thể.
  • Linh hoạt: Giao dịch chỉ số giúp bạn linh hoạt về mặt chiến lược giao dịch. Với khả năng mua hoặc bán, có thể tận dụng giá giảm hoặc tăng của chỉ số cổ phiếu.
  • Cần ít vốn hơn: Cần rất ít vốn để bắt đầu giao dịch chỉ số và chi phí thấp hơn so với giao dịch hợp đồng tương lai thực tế.
  • Một tài khoản giao dịch: Bạn chỉ cần một tài khoản giao dịch là có thể tiếp cận nhiều chỉ số từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm ASX 200, Dow Jones, Hang Seng, Nikkei 225 và DAX 30.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Giao dịch chỉ số giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách dàn trải khoản đầu tư của bạn cho nhiều cổ phiếu, giảm ảnh hưởng từ hiệu suất của một cổ phiếu riêng lẻ lên danh mục đầu tư của bạn.
  • Khả năng tiếp cận: Với giao dịch chỉ số, bạn có thể tiếp cận các thị trường khó tiếp cận hoặc quá tốn kém để tiếp cận trực tiếp, chẳng hạn như thị trường quốc tế hoặc các lĩnh vực cụ thể.
  • Chi phí giao dịch thấp hơn: So với giao dịch cổ phiếu riêng lẻ, giao dịch chỉ số có chi phí giao dịch thấp hơn vì bạn có thể tiếp cận nhiều loại cổ phiếu thông qua một giao dịch duy nhất.
  • Đòn bẩy: Nhiều sản phẩm giao dịch chỉ số như hợp đồng tương lai và CFD cho phép bạn sử dụng đòn bẩy để kiểm soát lệnh lớn hơn với số vốn nhỏ hơn. Đòn bẩy khuếch đại cả lợi nhuận và khoản thua lỗ tiềm năng.
  • Tính thanh khoản: Các chỉ số chính thường có tính thanh khoản cao, nghĩa là có nhiều người mua và người bán trên thị trường. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện giao dịch hiệu quả với mức độ trượt giá rất ít.
  • Bảo toàn rủi ro: Chỉ số giao dịch có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro nhằm bù cho những khoản thua lỗ tiềm ẩn ở các loại đầu tư khác trong danh mục đầu tư của bạn. Ví dụ, nếu danh mục đầu tư của bạn thiên về cổ phiếu, bạn có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số để phòng ngừa sự suy thoái chung của thị trường.

Các nhược điểm khi giao dịch chỉ số

  • Biến động: Giao dịch chỉ số có thể rất biến động, bị biến động giá đột ngột và đáng kể. Sự biến động này có thể mang đến lợi nhuận hoặc thua lỗ đáng kể, tùy theo điều kiện thị trường.
  • Giờ giao dịch có giới hạn: Giao dịch chỉ số thường tuân theo giờ thị trường của sàn giao dịch nơi chỉ số được niêm yết. Nghĩa là các nhà giao dịch có thể bị hạn chế về thời điểm họ có thể vào hoặc thoát lệnh. Điều này có thể gây bất lợi cho những người thích giao dịch ngoài giờ thị trường truyền thống hoặc các thị trường giao dịch 24/7.
  • Rủi ro về khoảng trống giá cao hơn: Vì chỉ số không mở cửa 24/5 nên rủi ro xảy ra khoảng trống giá lớn trên thị trường sẽ cao hơn so với ngoại hối. Do đó, một số nhà giao dịch thích đóng lệnh trước khi thị trường đóng cửa.
  • Rủi ro về đòn bẩy: Mặc dù có thể tăng lợi nhuận, nhưng đòn bẩy cũng làm tăng khả năng thua lỗ đáng kể. Các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm có thể gặp khó khăn trong việc quản lý rủi ro về đòn bẩy.
  • Thiếu sự kiểm soát: Chỉ số gồm nhiều cổ phiếu nên nhà giao dịch có ít sự kiểm soát hiệu suất của từng thành phần riêng lẻ. Ngay cả khi một cổ phiếu riêng lẻ trong một chỉ số hoạt động cực kỳ tốt thì tác động của nó lên cả chỉ số có thể rất nhỏ hoặc ngược lại.
  • Thiếu phân tích cơ bản: Giao dịch chỉ số thường dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật và xu hướng thị trường hơn là phân tích cơ bản của từng cổ phiếu. Điều này có thể khiến nhà giao dịch bị hạn chế trong việc tìm ra các cổ phiếu được định giá quá thấp hoặc được định giá quá cao dựa trên hiệu quả tài chính của chúng hoặc các yếu tố khác của công ty.

 

Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?

Tham gia cùng hàng ngàn nhà giao dịch và giao dịch CFD trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóatiền điện tử!

 

 

Không được hiểu thông tin này là đề xuất; hoặc đề nghị chào mua/chào bán; hoặc chào mua/bán bất kỳ chứng khoán, sản phẩm hoặc công cụ tài chính nào; hoặc để tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Thông tin được soạn lập mà không xét đến các mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu của bạn. Mọi thông tin đề cập đến hiệu suất và dự đoán trong quá khứ đều không phải là chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. Axi không cam đoan và không chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác và đầy đủ của nội dung trong ấn phẩm này. Người đọc nên xin tư vấn riêng.

FAQ


Giá chỉ số được tính như thế nào?

Ngày nay, việc tính giá chỉ số của thị trường cổ phiếu đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các phương pháp như vốn hóa thị trường, đo lường giá trị cổ phiếu của một công ty theo tổng giá trị thị trường bằng đô la và công thức tính theo trọng số giá.

Để tính giá trị này, hãy nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty với giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu đó. Với phương pháp này, các công ty có giá cổ phiếu cao hơn sẽ có trọng số cao hơn, nghĩa là những thay đổi về giá trị của chúng sẽ có tác động lớn hơn đến giá trị hiện tại của chỉ số cổ phiếu của chúng.


Giao dịch chỉ số và giao dịch cổ phiếu khác nhau ở điểm nào?

Giao dịch cổ phiếu nghĩa là hoạt động giao dịch cổ phiếu của các công ty cụ thể ở mức giá riêng. Khi bạn mua một cổ phiếu, nó sẽ được người bán giao cho bạn để bạn sở hữu.

Giao dịch chỉ số là giao dịch một giỏ cổ phiếu tạo nên chỉ số đó thông qua một công cụ. Chỉ số theo dõi một giỏ cổ phiếu được sử dụng làm thước đo tổng thể để đại diện cho toàn bộ thị trường cổ phiếu (ví dụ như S&P 500) hoặc một phân khúc chuyên ngành của sàn giao dịch chứng khoán như công nghệ (NASDAQ).


Giao dịch chỉ số có lời hay không?

Bạn cần cân nhắc đến nhiều khía cạnh để xác định giao dịch chỉ số có thể mang lại lợi nhuận cho bạn hay không, nhưng bạn hoàn toàn có thể giao dịch chỉ số thành công. Lợi nhuận giao dịch vốn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của nhà giao dịch và trạng thái của thị trường. Khi thị trường biến động, giá sẽ biến động mạnh hơn và do đó, khả năng lời hoặc lỗ sẽ cao hơn.


Chỉ số nào tốt nhất để giao dịch?

Mặc dù các nhà đầu tư dài hạn, như quỹ hưu trí, theo dõi chỉ số rất chặt chẽ, nhưng các nhà giao dịch CFD ngắn hạn thường đầu cơ vào chỉ số. Nếu bạn muốn bắt đầu giao dịch chỉ số, bạn nên cân nhắc một số chỉ số phổ biến dưới đây:

  • Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (US 30)
  • Standard & Poor’s 500 (S&P 500)
  • Nasdaq (Composite and Nasdaq 100)
  • UK FTSE 100 (FTSE 100)


Tôi có thể sử dụng đòn bẩy tối đa là bao nhiêu để giao dịch CFD chỉ số?

Các nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy khi họ có một lượng vốn nhỏ nhưng muốn đặt một lệnh giao dịch có giá trị lớn hơn. Giao dịch đòn bẩy là hình thức giao dịch sử dụng vốn vay, thường là từ một nhà môi giới, để giúp nhà giao dịch mua và bán các công cụ tài chính với số tiền lớn hơn số vốn tự có. Mỗi khu vực sẽ quy định mức đòn bẩy tối đa dành cho tài khoản giao dịch tiêu chuẩn khi giao dịch chỉ số.


Các chiến lược giao dịch chỉ số tốt nhất là gì?

Không có chiến lược giao dịch nào là tốt nhất để giao dịch chỉ số, vì vậy hãy bắt đầu với chiến lược phù hợp nhất với phong cách và mục tiêu giao dịch của bạn. Hãy nghiên cứu các chiến lược giao dịch chỉ số phổ biến nhất như giao dịch theo lệnh và chiến lược theo điểm phá vỡ để khám phá chiến lược phù hợp nhất với bạn.

Cho dù bạn sử dụng chiến lược nào, giao dịch chỉ số đều giúp giảm rủi ro và chi phí phát sinh so với giao dịch cổ phiếu riêng lẻ và nó cũng giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình với ít biến động giá hơn. Có nhiều chỉ số chứng khoán chính là yếu tố dự báo đáng tin cậy cho cả nền kinh tế nội địa và toàn cầu, do đó, các nhà giao dịch có thể sử dụng các chiến thuật giao dịch chỉ số hiệu quả để có được lợi thế cạnh tranh.


Tôi có thể bán hợp đồng tương lai trước khi hết hạn không?

Có, bạn có thể bán hợp đồng tương lai trước khi hết hạn. Bạn không cần giữ hợp đồng tương lai cho đến khi hết hạn và hầu hết các nhà giao dịch đều đóng hợp đồng trước ngày hết hạn. Bạn có thể đóng hợp đồng bằng cách mua một hợp đồng đối lập để vô hiệu thỏa thuận đó hoặc bán hợp đồng đó đi.


Ký quý và mức thay đổi giá trên chỉ số là gì?

Yêu cầu ký quỹ cho chỉ số cổ phiếu tại Axi chỉ bắt đầu từ mức rất thấp, 0,5%. Đơn vị biến động giá tối thiểu có thể thay đổi, như đã nêu trong Danh sách sản phẩm.

Biến động giá tối thiểu của chỉ số là biến động giá tối thiểu được thiết lập bởi một sàn giao dịch. Đơn vị biến động giá tối thiểu có trong “điều khoản hợp đồng” mà các sàn giao dịch hợp đồng tương lai đặt ra và được hiệu chỉnh để đảm bảo tính thanh khoản và độ hiệu quả của thị trường thông qua chênh lệch biến động giá tối thiểu - giá mua - giá bán.



Milan Cutkovic

Milan Cutkovic

Milan Cutkovic có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch và phân tích thị trường, trải rộng từ ngoại hối, chỉ số chứng khoán, hàng hóa đến cổ phiếu. Anh là một trong những nhà giao dịch đầu tiên được nhận vào chương trình Axi Select – chương trình chuyên phát hiện và hỗ trợ các nhà giao dịch tài năng trong hành trình phát triển sự nghiệp.

Không chỉ là nhà giao dịch, Milan còn tận dụng kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính để viết các bài phân tích hàng ngày cho cộng đồng Axi, qua đó đưa ra góc nhìn độc đáo và lời bình của mình. Với mong muốn hỗ trợ các nhà giao dịch khác thành công hơn trong sự nghiệp, anh chia sẻ kỹ năng của mình bằng cách đóng góp cho những cuốn sách điện tử toàn diện về giao dịch, đồng thời đều đặn đăng bài viết hướng dẫn trên blog Axi. Nội dung của anh thường xuyên được trích dẫn trên các cổng truyền thông và tờ báo quốc tế hàng đầu.

Milan thường xuyên được dẫn lời và nhắc đến trong nhiều ấn phẩm tài chính như Yahoo Finance, Business Insider, Barrons, CNN, Reuters, New York Post và MarketWatch.

Tìm hiểu về Alex tại: LinkedIn


Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?

Bắt đầu giao dịch với một sàn giao dịch toàn cầu đã giành giải thưởng.

Demo Mở tài khoản trực tiếp